top of page
Writer's pictureCOACH Leo Võ Thái Lâm

Làm sao để vượt qua sự trì hoãn?

Sự trì hoãn là một thói quen của rất nhiều người (trong đó có mình). Không phải mọi sự trì hoãn đều xấu, nhưng trong nhiều trường hợp, nó làm giảm đi rất nhiều cơ hội thành công của bạn.


Trong bài này, mình sẽ nói một chút về lý do tại sao con người ta lại có tính trì hoãn và giải pháp cho nó là gì? Hy vọng có thêm một góc nhìn cho mọi người để bạn nhanh chóng vượt qua nó.


Niềm tin và nỗi sợ


Yếu tố lớn nhất, đó là niềm tin và nỗi sợ bên trong của bạn. Có những niềm tin sẽ giúp cho bạn thay đổi và tiến xa, nhưng cũng có rất nhiều niềm tin đang giữ bạn lại. Hãy điểm qua một vài niềm tin đang là tác nhân gây ra sự trì hoãn nhé.


Tôi cần hiểu rõ thì tôi mới làm


Nghe qua có vẻ đúng, nhưng sự thật thì đây là lý do trì hoãn của rất nhiều người. Có rất nhiều việc bạn cần phải xắn tay vào làm thì mới có sự trải nghiệm và những trải nghiệm thực tế. Thật tốt nếu bạn có một người hướng dẫn, một người thầy hay một nhà huấn luyện và họ nói với bạn rằng, cứ làm đi.


Điều đó có nghĩa là họ hiểu, bạn cần phải lao vào thực tế để có sự trải nghiệm, để hiểu hơn những gì đã được nghe. Mình hay nói với các khách hàng của mình, đôi khi bạn cần phải hành động ngay cả khi bạn chưa sẵn sàng.


Lý do


Hôm nay là ngày đặc biệt. Nếu nhìn lại trong 1 tháng, đảm bảo không có dưới 5 lần bạn nói câu này. Vì hôm qua thức hơi khuya, sáng nay cần nghỉ chút nên mốt mình sẽ tập thể dục sau.


Vì hôm nay……nên ….. là một cụm từ vô cùng quen thuộc của những người trì hoãn. có thể bạn không nhận ra nó, nhưng sự thực thì bạn đã thốt ra câu này rất nhiều lần.


Nếu từ hôm nay, mỗi lần nói ra câu đó, bạn tự phạt mình 100k, mình đảm bảo sau 1 tháng bạn sẽ có kha khá tiền đi làm từ thiện đấy.


Tham lam


Tôi có thể làm được. Bạn lên kế hoạch cho một ngày dài với rất nhiều task, bạn đặt mục tiêu quá sức của mình trong ngắn hạn với một niềm tin to lớn rằng mình có thể “cân” được tất.


Dĩ nhiên, tới 2h hay 3h chiều bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và cuối cùng là delay công việc tới ngày mai. Nó cũng giống như việc bạn lên một cái kế hoạch rất hoàn hảo và chẳng bao giờ có một việc bất thường nào xảy ra.


Thiếu sự ghi nhận


Tôi có làm cũng chẳng ai ghi nhận hoặc cũng chẳng có gì đáng để làm. Có thể trong quá khứ bạn đã từng bị như vậy hoặc tự bạn cho là bạn bị như vậy. Niềm tin tiêu cực này dẫn tới một hành động là bạn chẳng có chút động lực nào cho việc bắt đầu hay kết thúc một việc gì đó.


Mình đã từng nhìn thấy rất nhiều người vô cùng hăng hái khi bắt đầu, thậm chí họ làm rất tốt, nhưng tới khi kết thúc một việc gì đó họ lại chần chừ và cuối cùng bỏ luôn, không làm nữa. Bạn đã bao giờ như vậy chưa? hoặc bạn đã thấy ai đó như vậy chưa?


Còn kha khá các niềm tin tiêu cực khác, nhưng trong bài này, mình chỉ nêu ra vài trường hợp căn bản nhất và phổ biến nhất.


Môi Trường


Hầu hết mọi người đi suốt cuộc đời mà không hiểu rằng mình bị tác động rất nhiều bởi môi trường xung quanh. Hầu hết những người bị tác động bởi môi trường đó là những người tự cho mình là nạn nhân của môi trường xung quanh. Họ rất hay đổi lỗi (Bởi vì không có wifi nên tôi không làm báo cáo chẳng hạn), bao biện và phủ nhận.


Mình có cơ hội quan sát kha khá những người xung quanh và các khách hàng và nhận ra là nếu bạn có thói quen đổ lỗi, bào chữa hay phủ nhận, chỉ cần có một điều gì đó cho dù là rất nhỏ không như ý muốn, họ sẽ ngay lập tức dựa vào đó và không hành động gì cả. Nhưng bạn cần nhớ, rất khó để mọi điều kiện luôn là lý tưởng như lúc ta lập kế hoạch.


Những trải nghiệm cũ


Lý do thứ 3, sự trì hoãn đôi khi đến từ những trải nghiệm trong quá khứ. Có người trong quá khứ vì liên tục bị bố mẹ la mắng hoặc dọa nạt, họ sinh ra một thói quen chống đối. Dần dần nó trở thành một phản ứng trong vô thức, khi có việc gì đó cần làm hoặc ai đó nói cần phải làm gì, việc đầu tiên là tự họ nói với chính họ, mình sẽ không làm điều này.


Thực ra chính họ cũng không nhận ra đó là một vấn đề. Vì bộ não của con người rất thú vị, chỉ cần chúng ta không muốn thôi, nó sẽ chủ động “tìm thấy” rất nhiều lý do để không làm. Đôi khi chính bộ não của chúng ta tự tìm kiếm và “có khẳ năng nhìn thấy” các “bằng chứng” không có thật mà chúng ta hoàn toàn không biết.


Mục tiêu chưa đủ lớn


Lý do thứ 4, bạn thực sự không có một mục tiêu đủ lớn và rõ ràng. Có một câu hỏi mà bạn phải luôn trả lời, đó là bạn thực sự muốn làm điều gì? Bạn thực sự mong muốn có được điều gì? hay lớn hơn một chút, sứ mạng trong cuộc đời của bạn là gì? Mình đang viết cuốn sách có tên là Ngôn ngữ của tương lai và mình liệt kê nó vào nhóm những từ ngữ của tương lai.


Lý do là với hầu hết mọi người, họ coi đây là những thứ viển vông và xa xỉ. Có một sự thật mà bạn cần phải biết, những người thành công nhất là những người luôn có một mục đích sống rất rõ ràng. Một mục tiêu rất rõ ràng.


Doer và Planner


Lý do thứ 5, để trở thành một người không có sự trì hoãn, bạn cần có hai con người sau đây bên trong mình. Một là người lập kế hoạch (Planner) hay là một người hành động (Doer). Hai con người này cần hai tính cách, kỹ năng hoàn toàn khác nhau.


Có những người plan tốt thì lại không phải là người thực thi tốt và ngược lại. Hoặc với rất nhiều người, họ có thói quen lập kế hoạch nhiều hơn là thực thi nó và cảm thấy thực sự chán khi phải làm từng việc chi tiết.


Cần phải làm gì để vượt qua sự trì hoãn?

Tự nỗ lực


Dựa trên những lý do ở trên, bạn cũng thấy mình nên làm gì mà phải không?

  • Nếu đang có một niềm tin tiêu cực, hãy tìm cách gỡ bỏ nó.

  • Nếu bạn đang lập kế hoạch một cách quá lý tưởng, hãy thực tế hơn và dựa vào các dữ liệu quá khứ để lập kế hoạch và đặt mục tiêu.

  • Luyện cách chịu trách nhiệm 100% với những gì xảy ra với mình, không đổ lỗi cho bất kỳ ai, không bào chữa và phủ nhận điều gì.

  • Luôn tự đặt các câu hỏi cho mình mỗi ngày vào mỗi một buổi tối. Tôi đã nỗ lực hết mình để trở thành con người như tôi mong đợi chưa? Tôi đã nỗ lực hết mình để đạt kết quả như tôi mong muốn chưa? Tôi đã nỗ lực hết mình để trở nên hạnh phúc chưa? Tôi đã nỗ lực hết mình để có một mục tiêu rõ ràng chưa? Tôi đã nỗ lực hết mình để có những mối quan hệ tốt chưa? Mình đề nghị, ngay khi đọc tới đây, bạn hãy thành thực trả lời các câu hỏi này.

Hãy tìm cho mình một người coach


Và cuối cùng, giải pháp tốt nhất và hiệu quả nhất, bạn hãy tìm cho mình một người coach. Người coach là người giúp bạn có một góc nhìn khác về mọi thứ để loại bỏ niềm tin tiêu cực. Người coach là người đặt các câu hỏi và có các công cụ để giúp bạn có một mục tiêu rõ ràng hơn, khả thi hơn. Người coach cũng là cầu nối giữa con người Planner và Doer bên trong bạn.

205 views0 comments

Recent Posts

See All

Định giá doanh nghiệp của mình

Khi xây dựng một doanh nghiệp, cho dù chúng ta có muốn bán nó đi hoàn toàn hay chỉ bán một phần (gọi vốn, góp vốn chung, sát nhập,...

Comments


bottom of page